Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

eXe – Công cụ tạo bài giảng dạng web

E-Learning XHTML editor (eXe) là một công cụ xây dựng nội dung đào tạo được thiết kế chạy trên môi trường web và có thể xuất ra các trang web độc lập hay theo các chuẩn elearning để giúp đỡ các giáo viên và các học sinh trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không cần phải thành thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản web rắc rối khác. Đây là phần mềm miễn phí và dự án eXe được điều hành bởi một nhóm các nhà giáo dục ở New Zealand.
Đặc điểm vượt trội của chương trình là nội dung bài dạy có thể đưa trực tiếp lên mạng để học sinh tự kiểm tra kiến thức không cần có sự can thiệp của giáo viên (dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, điền từ, đúng sai, hỏi và trả lời, kể cả giáo án đã soạn của giáo viên ). Bài dạy có thể kèm theo hình ảnh (jpg) , phim (swf, flv), âm thanh (mp3, wma), liên kết với website khác lúc online để minh họa cho nội dung bài dạy. Học sinh, giáo viên có thể thao tác trực tiếp với bài dạy trên mạng hoặc tải các bài dạy, tư liệu kèm theo để học tại nhà trên máy tính.
Để cài đặt eXe trên Windows, ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Tải phiên bản eXe mới nhất tại địa chỉ: http://www.exelearning.org. Phiên bản mới nhất tại thời điểm này là eXe 1.04. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết tôi minh họa với phiên bản eXe 0.96.0. Các bạn có thể download phần mềm và bài tập minh họa tại:
Bước 2: Chạy chương trình cài đặt eXe vừa download (trong trường hợp nay là file eXe 0.96.0.exe):

Giao diện màn hình chính của eXe
Mục chọn Outline và iDevice trong các phiên bản trước đã trở thành menu biên cho phép người dùng linh động hơn với các công cụ thường sử dụng để có thể biến đổi đề cương và lựa chọn iDevice.
Outline
Mục chọn Outline cho phép người dùng thiết kế một đề cương phản chiếu cấu trúc theo thứ tự và phân loại ưu tiên. Ví dụ: topics-sections-units, hoặc books-chapters-verses, v.v.. Chúng ta có thể tự thiết lập được chúng.
iDeviece
Mục chọn iDevice (instructional device) bao gồm một tập các phần tử có cấu trúc để mô tả nội dung học tập như: objectives, pre-knownledge, case studies, free text. Nội dung học tập (learning content) được biên soạn bằng cách lựa chọn các iDeviece từ menu iDeviece và nhập nội dung học tập của chúng ta vào. Một tài nguyên học tập có thể bao gồm một số hoặc nhiều các iDeviece tùy theo yêu cầu thực tế của nội dung bài giảng. Các iDeviece hiện đang được phát triển, tùy theo từng phiên bản cụ thể sẽ có thể có những iDeviece khác nhau. Bộ soạn thảo iDeviece cho phép người dùng thiết kế các mẫu và các iDeviece của riêng mình.
Authoring
Đây là vùng soạn thảo nội dung chính của eXe. Nội dung tài liệu được đưa vào thông qua các iDeviece tương ứng.
Xây dựng nội dung cho khóa học
Trong môi trường E-Learning, một khoá học được phân thành nhiều mô đun khác nhau. Trong mỗi mô đun, có thể tách thành các mô đun nhỏ hơn... (chúng ta có thể hình dung một cấu trúc cây các mô đun). Như vậy, chúng ta có thể coi một khóa học như là một mô đun chính, chứa các mô đun nhỏ hơn. Để xây dựng đề cương cho tài liệu, chúng ta sử dụng ô Outline và các nút xung quanh ô này:
• Thêm một nhánh trên cây đề cương
Để thêm một nhánh của cây đề cương, ta làm như sau:
Bấm chọn vị trí cần đưa vào cây đề cương
Bấm chọn nút Add page
Sau khi bấm nút Add Page, cây đề cương sẽ xuất hiện một trang mới.
• Đổi tên một nhánh trên cây đề cương:
Để đổi tên một nhánh trên cây đề cương, ta làm như sau:
Kích đúp chuột vào nhánh cần đổi tên. Hộp thoại sẽ hiển thị như hình sau:

Nhập tên mới cho nhánh (trang) vào ô Enter the new name.
Bấm OK để hoàn thành việc đổi tên.
• Xóa một nhánh trên cây đề cương:
Để xóa một nhánh trên cây đề cương, ta làm như sau:
Kích chọn nhánh cần xóa
Kích chọn nút Delete
Bấm chọn OK để xác nhận xóa trang.
• Thay đổi vị trí các trang
Để thay đổi vị trí của một trang, ta có thể sử dụng các nút điều khiển ở ngay phía duới ô Outline:
Để thay đổi cấp độ sâu của một nhánh, ta sử dụng các phím
Để thay đổi vị trí của các nhánh trong cùng một cấp, ta có thể sử dụng các nút ▲ (lên trên một nấc) hay ▼ (xuống dưới một nấc).

Xây dựng nội dung cho các nút thông qua các iDevice
Một trang tài liệu trong eXe được cấu thành bởi một hoặc nhiều thành phần riêng biệc gọi là các iDevice nằm xen kẽ lẫn nhau. Mỗi iDevice sẽ xác định một nội dung cụ thể, chẳng hạn có iDevice để hiển thị một hình ảnh, có iDevice để xây dựng một thư viện ảnh, có iDevice cho phép nhập nội dung xác định mục tiêu của bài học...

Danh sách một số iDevice trong eXe
Activity Các hoạt động xảy ra trong quá trình học
Attachment Đính kèm một file vào nội dung học tập
Case Study Một câu chuyện liên quan đến nội dung học tập, qua đó có thể đưa vào các câu hỏi thảo luận và rút ra kết luận
Cloze Activity Các câu hỏi điền khuyết hỗ trợ học sinh nắm được nội dung bài học
External Website Đưa một trang web vào nội dung học tập, qua đó học sinh có thể duyệt nội dung của website ngay trong bài học mà không cần mở cửa sổ khác.
Flash Movie Đưa một đoạn film flash (*.flv) vào nội dung tài liệu
Flash with text Đưa một file hoạt hình flash (*.swf) và văn bản mô tả (nếu cần) vào nội dung tài liệu
Free Text Nhập văn bản đơn thuần vào nội dung tài liệu
Image Gallery Nhập một thư viện ảnh vào nội dung tài liệu
Image Magnifier Cho phép xem phóng đại một ảnh được chèn vào
Image with text Chèn một ảnh và văn bản (nếu cần) vào tài liệu
Multi choice question Câu hỏi đa lựa chọn
Objective Mục tiêu, mục đích của quá trình học
Preknowlege Các kiến thức cần có để có thể tham gia khóa học
Reading Activity Một thu gọn của Case study với một hoạt động
Reflection Cho phép đưa vào các câu hỏi phản chiếu
Scorm Quiz Câu hỏi đa lựa chọn theo chuẩn SCORM
True-False Question Các câu hỏi đúng sai
Wikipedia Article Đưa vào các nội dung của bộ từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia

Cách thức điều khiển các iDevice
Để đưa một iDevice vào trang tài liệu, ta kích chuột vào iDevice tương ứng. Khi đó, khung làm việc bên phải sẽ hiển thị mẫu biểu nhập thông tin cho iDevice.
Trong quá trình nhập thông tin cho iDevice, phía dưới mỗi iDevice sẽ có một thanh điều khiển với các nút như sau:





Nút có dấu check màu xanh được sử dụng để lưu lại nội dung của iDevice
Nút Thùng rác được dùng để xóa iDevice
Nút tam giác hướng lên: Chuyển vị trí của iDevice trong trang nội dung lên phía trên
Nút tam giác hướng xuống: Chuyển vị trí của iDevice trong trang nội dung xuống phía dưới
Ô sổ xuống Move To sẽ cho phép chuyển iDevice từ trang nội dung hiện thời sang trang nội dung khác.
Để thay đổi nội dung chứa trong một ô iDevice, chúng ta kích đúp chuột vào iDevice đó. Khi đó, màn hình soạn thảo iDevice tương ứng sẽ hiển thị cho phép chúng ta soạn thảo hoặc xóa iDevice.

MINH HỌA SỬ DỤNG TRÊN CÁC iDEVICE CỦA PHẦN MỀM eXe
(anh có thể đăng kỳ 2)

Minh họa: iDevice xác định mục tiêu của bài học (iDevice Objective)
Để đưa phần nội dung xác định mục tiêu vào bài học, ta sử dụng iDevice Objective. Thao tác cụ thể như sau:
Bước 1: Kích chọn iDevice Objective trong danh sách iDevice. Khi đó, phần nội dung bên phải sẽ hiển thị ra mẫu có dạng như hình sau:

Bước 2: Ta có thể thay đổi tiêu đề Objective bởi một tiêu đề khác bằng tiếng Việt, ví dụ như: “Mục tiêu” hay “Mục đích”...
Bước 3: Trong ô soạn thảo ở dưới, ta có thể nhập nội dung của mục tiêu. Ta cũng có thể sử dụng các thanh công cụ để soạn thảo, trình bày nội dung cho đẹp (giống như trên Word).
Bước 4: Kích chuột vào nút dấu check màu xanh ở góc dưới bên trái của iDevice để lưu lại nội dung của iDevice đó.
Minh họa: iDevice Cloze Activity (câu hỏi điền khuyết)
Câu hỏi điền khuyết (điền vào chỗ trống) cho phép giáo viên nhập vào một đoạn văn bản, sau đó ẩn một số từ và yêu cầu học sinh điền đúng từ đã ẩn vào chỗ trống.
Để thực hiện điều này, ta làm như sau:
Bước 1: Kích chọn iDevice Cloze Activity. iDevice này sẽ hiển thị như hình sau:








Bước 2: Nhập dòng tiêu đề hướng dẫn vào ô Instructions, chẳng hạn như: “Đọc đoạn văn bản sau đây và điền từ vào chỗ trống”:
Bước 3: Trong ô Cloze Text, nhập đoạn văn bản mẫu.

Bước 4: Đánh đấu từ cần ẩn, sau đó bấm chọn Hide/Show Word. Khi đó từ bị ẩn sẽ được đánh dấu gạch dưới để phân biệt với các từ thông thường.
Ta có thể lặp lại bước 4 nhiều lần để ẩn nhiều từ khác.
Bước 5: Kích chọn dấu check màu xanh để lưu nội dung trong iDevice.
Sau khi hoàn thành việc soạn thảo câu hỏi, trên trang soạn thảo sẽ hiển thị câu hỏi điền từ có dạng:

Học sinh sẽ nhập các từ còn thiếu vào các ô trống trên đoạn tài liệu và bấm Submit, khi đó hệ thống sẽ hiển thị các câu trả lời đúng với màu xanh, câu trả lời sai với màu đỏ, và số điểm của học viên:

Nếu học sinh muốn làm lại, học sinh có thể bấm nút Restart, còn trong trường hợp muốn xem đáp án, học sinh có thể bấm nút Show Answers.

Xuất bản nội dung
Hiện tại eXe sử dụng 3 loại định dạng file chính như sau:
.elp Các gói nội dung eXe content packages được lưu lại dưới các file có đuôi .elp (elearning packages); định dạng này chủ yếu được sử dụng ở bên trong của eXe, chỉ có thể được sử dụng để trao đổi nội dung giữa những người dùng cần cộng tác với nhau.
SCORM export Gói nội dung được lưu lại dưới dạng một file nén zip, cho phép gói tất cả các trang được tạo ra cùng với một file IMSmanifest.xml để sử dụng với các hệ LMS tương thích vói SCORM. Tài liệu này cung cấp cho LMS những chỉ dẫn hiển thị và cấu trúc gói nội dung.
IMS export Định dạng này đóng gói nội dung theo cách tương tự như việc xuất ra chuẩn SCORM
HTML export Tạo ra một thư mục chứa các trang HTML,hình ảnh và các style sheet cần thiết để xuất bản gói nội dung lên web.

Nếu sử dụng môi trường Windows, các file eXe sẽ được lưu vào thư mục My Documents. Đây là thư mục mặc định và có thể được thay đổi bằng cách nhập đường dẫn tới thư mục mà chúng ta cần lưu các file.
Các nội dung được tạo ra trong eXe có thể được export thành các gói web để xuất bản lên web server, cũng như gói SCORM 1.2 để phân phát tới các hệ LMS tương thích với SCORM, một IMS Content Package, hoặc như là một trang web đơn để tiện in ấn.

Hướng dẫn xuất bản gói nội dung dưới dạng web
Để xuất bản nội dung dưới dạng một website, ta làm như sau:
Bước 1: Vào menu File, chọn Export
Bước 2: Chọn tiếp Website. Khi đó có hai lựa chọn:
Sefl Contained folder: Lựa chọn này để xuất bản nội dung ra một thư mục
Zip file: Lựa chọn này để xuất bản nội dung dưới dạng một file nén.
Bước 3: Sau khi lựa chọn một trong hai hình thức trên, hệ thống sẽ mở hộp thoại để chọn thư mục lưu trữ. Bấm OK.

Hướng dẫn xuất bản gói nội dung dưới dạng các gói nội dung SCORM/IMS
Như đã đề cập đến ở trên, các gói SCORM/IMS là các gói tài liệu được đóng gói theo chuẩn đặc tả SCORM hoặc IMS. Việc đóng gói theo các định chuẩn này sẽ cho phép nội dung có thể được sử dụng ở các hệ thống LMS khác nhau hỗ trợ SCORM.
Bước 1: Vào menu File, chọn Export
Bước 2: Lựa chọn SCORM 1.2 hoặc IMS Content Package. Cửa sổ sẽ được hiển thị và chúng ta sẽ được nhắc để nhập tiêu đề cho gói.
Bước 3: Nhập tiêu đề cho gói và kích chọn Save.
Ta có thể làm tương tự với việc export sang gói IMS.
Các gói được export theo cách này sẽ được lưu dưới dạng các file nén .zip. Chúng ta không cần phải giải nén các file này để import và một LMS.
Mỗi phần mềm đều có một thế mạnh riêng, để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả, giáo viên cần phải xác định mục đích bài dạy rõ ràng để chọn phần mềm thích hợp cho bài giảng. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tích hợp các phần mềm với nhau để bài giảng thêm phong phú, dạy học đạt hiệu quả cao.
Tải bài viết chi tiết tại: http://www.mediafire.com/download.php?ynd0oqmwzty

1 nhận xét:

  1. Trong danh mục các idevice ko có attachment thì làm sao để đính kem 1 file vào nội dung bài giảng được ạ ???

    Trả lờiXóa